Từ A – Z quy trình thi công sân cỏ nhân tạo (phần 1 – Thi công nền hạ)

Ngày nay ngoài các sân vận động, sân nền đất được sử dụng làm sân đá bóng thì sân cỏ nhân tạo cũng là một mô hình được nhiều nhà đầu tư để tâm. Tuy nhiên, để tiến hành thi công sân bóng cỏ nhân tạo ở mỗi địa hình đều có những điểm khác nhau trong thiết kế và thi công. Vậy hãy tìm hiểu quy trình thi công sân cỏ nhân tạo cơ bản nhất dưới đây nhé.

1. Chuẩn bị mặt đất nền trước khi thi công cỏ nhân tạo

Thi công nền hạ sân bóng đá cỏ nhân tạo là một trong những hạng mục cơ bản và quan trọng nhất khi xây dựng sân bóng cỏ nhân tạo. Nắm rõ biện pháp thi công sân bóng cỏ nhân tạo sẽ giúp sân bóng tăng tuổi thọ và độ bền khi đưa vào khai thác.

Tuy nhiên, không phải bất kì nhà đầu tư nào cũng biết quy trình thi công sân cỏ nhân tạo cộng với thiếu kiến thức chuyên môn kỹ thuật thời gian thi công sân cỏ nhân tạo thi công không đảm bảo dẫn đến tình trạng sân mới đưa vào sử dụng đã bị lún, nứt mặt sân… ảnh hưởng đến chất lượng mặt sân cỏ. Mặt sân lún nứt không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà về lâu dài mà nó còn ảnh hưởng đến tuổi thọ của cỏ nhân tạo.

Nền hạ sân bóng đá cỏ nhân tạo gồm có 3 lớp kết cấu cơ bản:

  • Nền đất tự nhiên đầm chặt
  • Lớp cấp phối đá dăm
  • Lớp đá mạt

2. Thi công nền hạ sân bóng đá cỏ nhân tạo

2.1. Xử lý nền đất

Các công việc cụ thể như sau:

  • Dọn cỏ cây sạch sẽ bằng tay hoặc bằng thuốc diệt cỏ hóa học. Bởi nếu không triệt cỏ tận gốc chúng sẽ mọc lại, làm cản trở chức năng và thẩm mỹ của sân.
  • Dọn sạch lớp đất đá dư thừa nơi làm sân. Dùng máy ủi để san lấp những viên gạch, đá để có một mặt bằng hoàn hảo nhất.

Để tiến hành thi công nền hạ sân bóng đá cỏ nhân tạo một cách có hiệu quả, bạn cần xác định vị trí sân, vị trí thoát nước, các công trình phụ đi kèm như căn tin, toilet…Chọn vị trí cho sân sao cho thoát nước thuận tiện nhất. Có thể dùng máy kinh vĩ, máy thủy bình hay cách truyền thống để xác định.

Cỏ nhân tạo Đại Thịnh PHát conhantaofifa.com.vn

Định vị sân bằng máy Kinh V ĩ.

Bước đầu cần xác định sơ bộ cốt hoàn thiện công trình. Việc này sẽ quyết định nền hiện trạng cần đào hoặc đắp hay nửa đảo nửa đắp để đưa ra phương án thi công ngay từ ban đầu.

Trường hợp đắp cần tận dụng vật liệu sẵn có của địa phương để giảm thiểu chi phí. Vật liệu chính dùng để đắp nền thường là đất đồi hoặc cát san lấp.

Trước khi đắp nền, nền tự nhiên phải được bóc sạch cỏ và lớp đất hữu cơ. Chiều cao 1 lớp vật liệu đắp nền không quá 50cm, trường hợp chiều cao đắp nền >50cm phải chia thành nhiều lớp để san gạt và lu lèn riêng.

Xác định cốt hoàn thiện công trình, căn cứ theo các tiêu chí:

  • Đảm bảo yêu cầu thoát nước cho mặt sân
  • Giảm thiểu chi phí xử lý nền
  • Theo yêu cầu của chủ đầu tư

Độ dốc mặt sân từ 0.5% – 0.6%, dốc 2 mái từ giữa sân ra đường biên.

quy trình thi công hạ nền sân cỏ nhân tạo Đại Thịnh Phát conhantaofifa.com.vn

San gạt lớp hữu cơ và tạo dốc từ nền đất bằng máy ủi.

Trước khi san cần chia lưới cắm cọc đánh dấu cao độ cần san theo sơ đồ sau hoặc tương tự:

Sơ đồ chia lưới cắm cọc trước khi thi công Đại Thịnh Phát - Quy trình thi công sân cỏ nhân tạo

Sơ đồ chia lưới cắm cọc cao độ san nền

Sử dụng máy ủi hoặc máy san tự hành san đất theo cao độ thiết kế, có thể kết hợp với máy đào trong trường hợp chiều cao nền đào lớn.

Trong quá trình san gạt cần sử dụng máy thủy bình để kiểm tra cao độ thường xuyên.

Dung sai cao độ nền đất cho phép ± 3cm.

Khi cao độ san nền đã đạt yêu cầu thì tiến hành lu lèn. Với nền sân bóng độ chặt yêu cầu từ K = 0.9 – 0.95.

Sử dụng Máy Lu 10-16 tấn, có chế độ rung. Trường hợp không có lu rung có thể dùng lu tĩnh thay thế, nhưng thời gian phải tăng 2-3 lần so với thời gian sử dụng lu rung.

Đại Thịnh Phát conhantaofifa.com.vn

Quá trình lu lèn nền đất

Nền đất yếu và các biện pháp xử lý nền đất yếu

Trong quá trình lu lèn, phát hiện nền đất yếu có hiện tượng bị cao su cần phải khoanh vùng đánh dấu vị trí và xử lý.

Cỏ nhân tạo Đại Thịnh Phát conhantaofifa.com.vn

Nền đất bị cao su

Các loại nền đất yếu chủ yếu và thường gặp:

  • Đất sét mềm: Gồm các loại đất sét hoặc á sét tương đối chặt, ở trạng thái bão hòa nước, có cường độ thấp;
  • Đất bùn: Các loại đất tạo thành trong môi trường nước, thành phần hạt rất mịn, ở trạng thái luôn no nước, hệ số rỗng rất lớn, rất yếu về mặt chịu lực;
  • Đất than bùn: Là loại đất yếu có nguồn gốc hữu cơ, được hình thành do kết quả phân hủy các chất hữu cơ có ở các đầm lầy (hàm lượng hữu cơ từ 20 -80%);
  • Cát chảy: Gồm các loại cát mịn, kết cấu hạt rời rạc, có thể bị nén chặt hoặc pha loãng đáng kể. Loại đất này khi chịu tải trọng động thì chuyển sang trạng thái chảy gọi là cát chảy;
  • Đất bazan: là loại đất yếu có độ rỗng lớn, dung trọng khô bé, khả năng thấm nước cao, dễ bị lún sụt.

Biện pháp xử lý nền đất yếu:

  • Đào bỏ hết lớp đất yếu, lớp đất bị ướt. Phơi khô nền
  • Thay thế bằng lớp đất đỏ, và lu lèn chặt. Trường hợp chiều cao đào lớn hơn 0,5m cần phải chia thành nhiều lớp để lu lèn

công đoạn thi công sân cỏ nhân tạo tại hà nội Công ty Cỏ nhân tạo Đại Thịnh Phát conhantaofifa.com.vn

Đào bỏ lớp đất yếu thay thế bằng đất khác

Ngoài ra có thể dùng vải địa kỹ thuật để gia cố nền đất yếu.

  • Phân cách giữa lớp đất yếu và lớp đất đắp
  • Phân cách lớp cấp phối đá dăm và nền cát

Việc sử dụng vải địa sẽ ngăn cản sự trộn lẫn giữa lớp đất đắp vào lớp đất yếu, nhờ đó giữ nguyên đặc tính vật lý cơ học của lớp đất đắp, duy trì độ dày của lớp đất đắp theo thiết kế, tăng khả năng chịu lực cắt của lớp kết cấu.

Cỏ nhân tạo Đại Thịnh Phát conhantaofifa.com.vn

Gia cường nền yếu bằng vải địa kỹ thuật

2.3. Thi công lớp cấp phối đá dăm (đá base)

Lớp cấp phối đá dăm (đá base) được rải trung bình 15cm (khi chưa lu lèn) sau khi lu lèn xong nền đất. Lớp đá base có tác dụng tăng cường độ chịu lực của nền, phân bố đều lực tác dụng, chống lún lệch cục bộ, ngăn không cho nước xâm nhập xuống nền đất.

Cỏ nhân tạo Đại Thịnh Phát conhantaofifa.com.vn

Đá Base

Đá base phải có thành phần cấp phối hạt đồng đều. Để cấp phối có độ ẩm đều, đá base phải được ủ khoảng 1-2 ngày trước khi rải. Trong quá trình san gạt phải giữ ẩm bằng cách tưới nước cho cấp phối để thành phần hạt vẫn giữ được đồng đều đến lúc lu lèn.

Dùng Máy Thủy Bình đánh dấu cao độ san Base trên cọc tiêu. Các cọc cao độ cắm thành lưới tương tự như nền đất.

Cỏ nhân tạo Đại Thịnh Phát conhantaofifa.com.vn

Cắm cọc cao độ trước khi tập kết đá base.

Nên sử dụng máy san tự hành để san rải đá base, sẽ thi công nhanh hơn và cho cao độ chính xác hơn so với dùng máy ủi.

Cỏ nhân tạo Đại Thịnh Phát conhantaofifa.com.vn

San Base

Để tránh hiện tượng lún không đồng đều sau khi lu base có thể cho san sơ bộ để lu sơ bộ mặt base trước, sau đó sẽ dùng máy san cắt lại. Phương án này sẽ tốn ca máy hơn nhưng cao độ san nền sẽ chính xác hơn.

Đảm bảo cao độ mặt base đạt yêu cầu kĩ thuật mới tiến hành cho lu. Cho lu 2 lượt tĩnh trước, lu từ 2 đường biên vào giữa tim sân sau đó mới bật chế độ rung nhẹ ở lượt tiếp và tăng dần cường độ rung ở các lượt tiếp theo. Hai lượt lu cuối cùng sẽ quay lại cho lu tĩnh để ổn định mặt base.

Với sân diện tích 1500m2 thời gian lu khoảng 2 ca máy đối với lu rung 12 – 14 tấn.

3. Thi công cột đèn chiếu sáng

Cột đèn chiếu sáng sân bóng thường cũng kết hợp để làm cột căng lưới chắn bóng. Thông thường sẽ sử dụng các loại cột sau:

Cột bê tông ly tâm (BTLT): thường dùng 2 loại cột 10B hoặc cột 12B.

Cột BTLT có ưu điểm chắc chắn, khi đá bóng vào lưới sẽ không bị rung đèn, giá thành khá rẻ. Chiều cao của cột đảm bảo yêu cầu kĩ thuật để căng lưới và lắp đặt đèn chiếu sáng.

Cột BTLT 10B có chiều cao 10m, loại B (có các loại A, B, C, D; loại A cường độ chịu kéo đầu cột nhỏ nhất). Móng cột có kích thước a x b x h = 1 x 1 x 1m. Độ cao tính từ mặt sân khoảng 9m

Cột BTLT 12B có chiều cao 12m, loại B. Móng cột có kích thước a x b x h = 1 x 1 x 1.2m. Khi dùng cột này độ cao đặt đèn cao hơn nên sẽ ít chói hơn so với cột 10B.

Cỏ nhân tạo Đại Thịnh Phát conhantaofifa.com.vn

Đào đất, tấn ván đổ khung móng trụ điện bê tông

Cột đèn thép mạ kẽm: cột có chiều cao từ 8-13m tùy theo yêu cầu. Đối với sân bóng đá chiều cao tối thiểu là 8m.

Cỏ nhân tạo Đại Thịnh Phát conhantaofifa.com.vn

Móng cột thép mạ kẽm

Cột đèn thép mạ kẽm sử dụng khung móng bu lông M24 bắt vào bản bích chân cột đèn. Cột này có tính thẩm mỹ cao hơn so với cột bê tông. Nhưng khả năng chịu lực kéo đầu cột thấp hơn nên khi căng lưới cột sẽ hơi yếu và rung lắc khi sút bóng vào lưới hoặc có gió to dễ gây hỏng đèn. Hơn nữa cột này lại có giá thành cao hơn so với cột BTLT.

Cột đèn gia công bằng ống thép mạ kẽm:

Cột này có giá thành rẻ nhất, có thể gia công ngay tại công trình nên phù hợp với những sân có đường đi vào không thuận lợi. Ngoài ra cột này còn thuận lợi cho thi công, bảo dưỡng lưới chắn bóng, điện chiếu sáng sau này.

Cột có thể chôn trực tiếp xuống bê tông hay lắp bản bích để bắt bu long tương tự như trụ thép mạ kẽm.

Trường hợp chôn trực tiếp, cột sẽ gia công cao tối thiểu 9m chôn sâu 1m. Trường hợp lắp mặt bích thì chiều cao tối thiểu 8m.

4. Thi công hệ thống bó vỉa, rãnh thoát nước

Việc thi công hệ thống bó vỉa hay rãnh thoát nước sẽ phụ thuộc vào cốt hoàn thiện mặt sân so với cốt công trình xung quanh sân. Thi công hệ thống thoát nước rộng khoảng 20-25cm, sâu 25cm

Trường hợp cốt mặt sân cao hơn so với cốt công trình xung quanh và các công trình xung quanh đã có hệ thống thoát nước, có thể xây bó vỉa để giảm chi phí.

Bó vỉa có thể xây bằng gạch hoặc dùng bó vỉa bê tông đúc sẵn.

Trường hợp cốt mặt sân thấp so với công trình xung quanh cần phải xây rãnh để dẫn nước đấu nối vào hệ thống thoát nước chung.

Quy trình và biện pháp thi công sân bóng đá cỏ nhân tạo_19

Xây bó vỉa

5. Thi công lớp đá mạt

Thi công lớp đá mạt là công đoạn cuối cùng của phần thi công nền sân cỏ nhân tạo trước khi trải cỏ. Công đoạn này rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng mặt cỏ nhân tạo sau này.

Lớp đá mạt có tác dụng tạo phẳng, thảm cỏ nhân tạo sẽ trải trực tiếp lên mặt mạt.

Trình tự thi công:

  • Kiểm tra cao độ mặt base để xác định được cốt san mạt.
  • Định vị vị trí, ranh giới diện tích trải thảm cỏ.
  • Bắn cốt san mạt, tạo thành ô lưới 3 x 3m, thường sẽ đắp bằng mốc vữa để thuận lợi khi cán mạt.
  • Dùng thước cán thủ công.
  • Trước khi lu phải tưới nước tạo độ ẩm cho lớp mạt để tăng độ kết dính sau khi lu.
  • Dùng lu tĩnh chạy tốc độ chậm.
  • Kiểm tra lại cốt mạt bằng máy thủy bình sau khi lu xong, bù lại mạt các vị trí bị lõm nếu có.

Cỏ nhân tạo Đại Thịnh Phát conhantaofifa.com.vn

Thi công lớp đá mạt cán thủ công.

Yêu cầu kỹ thuật:

  • Độ dốc mặt sân từ 0,5 – 0,6%
  • Mặt sân thoát nước tốt, không có vị trí bị đọng nước
  • Dung sai cao độ ± 1,5 cm
  • Dùng dây căng và thước 3m để kiểm tra độ phẳng. Khoảng hở của dây căng hoặc thước 3m ≤ 6mm.

Trên đây là toàn bộ các bước thi công của phần nền hạ sân bóng [phần 1]. Để tìm hiểu kỹ hơn về quá trình thi công nền hạ cũng như nhận sự hỗ trợ tư vấn về kỹ thuật thi công.

Quý khách hàng vui lòng liên hệ: 0968 92 4242 để được Công ty Đại Thinh Phát tư vấn miễn phí

>> Tham khảo thêm cách trải thảm cỏ nhân tạo đúng cách – Quy trình thi công sân bóng đá cỏ nhân tạo [phần 2]

>>> Các lưu ý cần biết trước khi kinh doanh sân bóng đá cỏ nhân tạo

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *