Các lỗi hay gặp phải khi thi công sân bóng cỏ nhân tạo

Để đầu tư một sân cỏ nhân tạo, số tiền khách hàng phải bỏ ra không phải là con số nhỏ. Tuy nhiên, cũng không phải đơn vị thi công nào cũng năm rõ được quy trình và không có lỗi nào được. Với kinh nghiệm trên 6 năm hoạt động trong lĩnh vực cung cấp và thi công cỏ nhân tạo, Đại Thịnh Phát sẽ liệt kê một số lỗi hay gặp phải khi thi công sân bóng.

1. Thi công nền hạ không đạt chất lượng

Nền hạ chính là yếu tố quyết định phần lớn đến chất lượng mặt sân. Nếu mặt nền có chất lượng không tốt sẽ dẫn đến tình trạng sụt lún, mặt sân bị lồi lõm, đọng nước…không chỉ ảnh hưởng tới chất lượng mặt sân, nó còn làm giảm tuổi thọ của cỏ nhân tạo.

Các lỗi chủ quan:

     –   Nền đất yếu nhưng kỹ thuật của nhà thầu không tư vấn cho chủ đầu tư xử lý triệt để phần nền bị yếu hoặc chủ đầu tư chủ quan bỏ qua cảnh báo từ kỹ thuật hỗ trợ.

Các lỗi thường gặp khi thi công sân cỏ nhân tạo

Không xử lý triệt để phần nền yếu dẫn đến mặt sân bị lồi lõm.

>>> Tham khảo bài thi công nền hạ chuẩn mà Đại Thịnh Phát đã chia sẻ

     –  Chất lượng base, mạt không được tốt, kỹ thuật của nhà thầu không tư vấn chi tiết chủng loại cũng như khối lượng base mạt cần dùng.

Các lỗi thường gặp khi thi công sân cỏ nhân tạo

Lỗi trong quá trình xử lý nền base dẫn đến mặt sân bị lồi lõm.

      –  Tiến hành thi công trong điều kiện thời tiết không cho phép, ví dụ như nền đất còn yếu mà vẫn cho máy vào san ủi, lu… Cái này có thể do kỹ thuật của nhà thầu không theo sát trong quá trình thi công hoặc do tự khách hàng vì nóng ruột mà bỏ qua những cảnh báo từ kỹ thuật hỗ trợ.

      –  Đội thi công chủ quan không kiểm tra lại mặt mạt trước khi trải cỏ, không có biên bản bàn giao mặt bằng…

2. Hệ thống thoát nước không đảm bảo

Hiện nay để tiết kiệm chi phí các chủ sân xây dựng hệ thống thoát nước không đảm bảo kỹ thuật, điều này không chỉ dẫn đến việc thoát nước chậm trong sân mà còn dẫn tới khả năng nước bị thấm ngược vào nền về lâu dài sẽ xảy ra tình trạng sụt lún.

    –  Độ dốc của mặt sân quá thấp. Theo tiêu chuẩn FIFA đã công bố, độ dốc tiêu chuẩn của sân bóng từ 0,5-0,6%; tuy vậy nhiều chủ đầu tư tìm hiểu phải nguồn thông tin không chính thống nên giảm xuống còn 0,2 -0,3% điều này sẽ khiến cho nước trên sân thoát rất chậm.

Các lỗi thường gặp khi thi công sân bóng cỏ nhân tạo

Mép cỏ không cắt gọn gàng nên làm chậm quá trình thoát nước.

>>> Tham khảo cách trải thảm cỏ đạt chất lượng mà ĐTP đã chia sẻ TẠI ĐÂY

    –  Không xây dựng hệ thống gom nước. Trong trường hợp không làm hệ thống mương thoát nước để tiết kiệm chi phí, chủ đầu tư vẫn cần làm một hệ thống máng hở để gom nước trên mặt sân chảy ra và định hướng chảy ra phía ngoài sân. Nhiều chủ sân để cho nước chảy tràn tự do ra bốn xung quanh sân, điều này sẽ khiến nước ngấm ngược vào trong sân, về lâu dài sẽ dẫn đến tình trạng sụt lún của sân.

   –  Mặt sân bị lỗi trong quá trình thi công nền hạ cũng là một nguyên nhân chính khiến mặt sân bị đọng nước cục bộ.

3. Thi công mặt sân cỏ nhân tạo không đảm bảo chất lượng

Một số nhà thầu vì muốn giảm giá cạnh tranh trong quá trình ban đầu nên đã ăn bớt nhân công và giảm khối lượng vật tư trong quá trình thi công. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng mặt cỏ như giảm độ êm, độ nảy, mặt sân dễ bị bong tróc, sợi cỏ nhân tạo nhanh bị hư.

   –  Giảm khối lượng keo: định mức thông thường cho thi công sân bóng là từ 60-70 kg keo/1000 m2 cỏ. Tuy nhiên một vài đơn vị đã giảm xuống còn 40-45 kg/1000 mm2 điều này sẽ làm cho chất lượng mối dán không tốt và nhanh bị bung.

   –  Giảm định mức cát và hạt cao su: để giảm giá chào ban đầu, nhiều đơn vị chỉ cho 2 cm cát và 3 kg hạt cao su/m2 cỏ trong khi tiêu chuẩn của Đại Thịnh Phát thường là 3,2-3,5 cm cát và 5 kg hạt cao su/m2. Điều này sẽ làm cho mặt sân bị cứng, giảm độ nảy của bóng, làm tăng khả năng bị bong tróc, làm sợi cỏ bị hư nhanh hơn so với thông thường.

Các lỗi thường gặp khi thi công sân cỏ nhân tạo

Lượng cát và hạt cao su không đủ nên cỏ bị dài và xoăn.

>>> Xem thêm các loại cỏ nhân tạo sân bóng

4. Sử dụng các vật tư đèn, lưới không đảm bảo

Trong các hạng mục đầu tư, hạng mục đèn và lưới thường chiếm tỷ trọng không cao, nhưng nhiều chủ sân hay chủ quan và chọn những chủng loại vật tư rẻ, không đảm bảo tuổi thọ và chất lượng.

   –  Chọn phải đèn nhái làm ánh sáng sân yếu, đèn hay bị cháy. Đây là lỗi mà các nhà đầu tư hay gặp phải nhất, nhiều chủ sân không tìm hiểu kỹ và cũng không hỏi rõ về chủng loại, xuất xứ của đèn mà chỉ chăm chăm vào giá loại nào rẻ thì mua. Thông thường, giá đèn nhái thường rẻ hơn đèn chính hãng từ 30-50%; tuy nhiên chất lượng giữa 2 loại đèn này khác biệt rất nhiều, đèn chính hãng sau 2  3 năm sử dụng vẫn rất sáng do độ suy giảm quang thông ít. Ngược lại, với đèn nhái, sau 6 tháng sử dụng đèn đã tối đi rất nhiều so với lúc mới mua và sau 1 năm thì cháy hỏng rất nhiều. Điều đó rất bất tiện khi sân đã đi vào khai thác.

    –  Chọn lưới kém chất lượng: Trên thị trường đang tồn tại 2 dòng lưới dệt máy và lưới đan tay. Tuy giá không chênh lệch nhiều nhưng nhiều khi các nhà đầu tư vẫn có những lúc yếu lòng đi chọn hàng rẻ hơn nhưng chính họ không hiểu rằng: Lưới dệt máy có chất lượng ổn định, độ bền cao trong khi lưới dệt tay thường sử dụng sợi nhựa tái chế sản xuất ngay tại Việt Nam nên dễ gặp rủi ro khi bên người dân nhập phải lô cước có chất lượng thấp. Thông thường lưới dệt máy tuổi thọ 2-3 năm; lưới dệt tay tuổi thọ thường dưới 1 năm.

Trên đây là một số lỗi trong quá trình thi công sân bóng mà Đại Thịnh Phát đã đúc rút trong quá trình thi công sân bóng mới cũng như trong quá trình bảo dưỡng sửa chữa lỗi của các sân bóng bên ngoài. Hy vọng các chủ sân bóng tương lai sẽ không gặp phải những lỗi này để có một công trình thể thao đẹp và chất lượng.

>>> Xem thêm cách chọn đèn cho hệ thống chiếu sang sân bóng 5-7-9-11 người đạt chuẩn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *